Đường Tú Xương là một đường thuộc Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh, đường có chiều dài khoảng 1km kéo dài từ đường Cách Mạng Tháng 8 đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đường được giao cắt bởi 1 số đường như: Nguyễn Thông, Bà Huyện Thanh Quan, Trương Định, Trần Quốc Thảo, Lê Quý Đôn.

Trước Năm 1956, đường này có tên là Thévenet , đến năm 1956 được tên thành Tú Xương cho đến ngày nay. Ở khu vực quận 3 là những con đường mang tên nhà văn, nhà thơ, học sĩ: Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Lê Ngô Cát, Đặng Trần Côn, Tú Xương, Nguyễn Gia Thiều… cùng các võ tướng Tây Sơn như: Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Ngô Thời Nhiệm.
Đường Tú Xương có 1 số địa điểm đáng lưu ý như:
- Tu Viện Vinh Sơn
- Nhà thờ Mai Khôi
- Khu Khám Bệnh Viện Mắt
Đường Tú Xương chạy qua (hoặc cũng có ở) 4 quận huyện của Thành Phố Hồ Chí Minh:
- Đường Tú Xương – Quận 1
- Đường Tú Xương – Quận 3
- Đường Tú Xương – Quận 4
- Đường Tú Xương – Quận 9

TIỂU SỬ VỀ TRẦN TẾ XƯƠNG (1871-1907)
Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích, đến khi thi Hương mới lấy tên là Trần Tế Xương. Ông sinh ngày 10-8-1871 tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Nam Ðịnh và mất ngày 20-1-1907 ở làng Ðịa Tứ cùng huyện.
Tú Xương là một người rất thông minh, tính tình thích trào lộng. Có nhiều giai thoại kể về cá tính của ông.Cuộc đời Tú Xương lận đận về thi cử. Tám khoa đều hỏng nên dấu ấn thi rớt in đậm nét trong tiềm thức Tú Xương. Ông cưới vợ rất sớm. Phạm Thị Mẫn từ một cô gái quê Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ. Tiếng có miếng không, gặp hay chăng chớ trở thành bà Tú tần tảo một nắng hai sương. Quanh năm buôn bán ở mom sông. Nuôi đủ năm con với một chồng. Ông Tú vẫn có thể có tiền để ăn chơi nhưng gia cảnh nghèo túng, việc nhà trông cậy vào một tay bà Tú.
Có thể nói, việc hỏng thi và cảnh nghèo của gia đình là nguồn đề tài phong phú trong sáng tác của Tú Xương.
Cuộc đời ông nằm gọn trong giai đoạn nước mất, nhà tan. Tuổi thơ của Tú Xương trôi qua trong những ngày đen tối và ký ức về những cuộc chiến đấu của các phong trào khởi nghĩa chống Pháp cũng mờ dần. Nhất là sau cuộc khởi nghĩa của Phan Ðình Phùng (1896) bị thất bại thì phong trào đấu tranh chống Pháp dường như tắt hẳn.
Năm 1897, Pháp đặt nền móng cai trị đất nước, xã hội có nhiều biến động, nhất là ở thành thị. Tú Xương lại sinh ra và lớn lên ở thành thị vào thời kỳ chế độ thực dân nửa phong kiến được xác lập, nền kinh tế tư bản phát triển ở một nước thuộc địa làm đảo lộn trật tự xã hội, đảo lộn đời sống tinh thần của nhân dân. Nhà thơ đã ghi lại rất sinh động, trung thành bức tranh xã hội buổi giao thời ấy và thể hiện tâm trạng của mình.
Đây là đôi nét về Nhà Thơ Tú Xương và con đường mang tên Ông. Hy vọng qua những thông tin này các bạn có thể hiểu hơn về những con đường và các nhân vật mà con đường được mang tên.
Quý khách cần thuê máy photocopy hãy liên hệ ngay với Quốc Kiệt thông qua số Hotline: 028 7308 0879 để được hỗ trợ tư vấn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Giờ mở cửa: 08:00 – 17:00
- Trụ sở chính: 703/18, TL10, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Hồ Chí Minh 700000
- Văn phòng: Lầu 1: 480d Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
- Hotline: 091 859 98 33
- Hỗ trợ kỹ thuật: 091 390 09 51
- Điện thoại: 028 7308 0879
- Email: quockietcopier@gmail.com
- Website: https://quockiet.vn
Bình luận