Đường Phạm Viết Chánh là một đường thuộc Quận 1, nằm trên địa bàn phường Nguyễn Cư Trinh đường có chiều dài khoảng 270m, kéo dài từ Ngã Sáu Cộng Hòa đến đường Cống Quỳnh.

Thời Pháp thuộc con đường chạy song song với đường ray xe lửa tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho và chưa có tên, sau năm 1954 chính quyền Sài Gòn mở rộng và đến ngày 19-10-1955 được đặt tên đường Phạm Viết Chánh và được sử dụng cho đến ngày nay.

TIỂU SỬ VỀ PHẠM VIẾT CHÁNH (1824-1886)
Phạm Viết Chánh hay còn được gọi là Phạm Hữu Chánh hoặc Phạm Chánh, là một danh sĩ và là quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh năm Giáp Thân (1824) tại làng Lương Mỹ (tục gọi Mỹ Lồng), huyện Bảo Hựu, phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Gia cảnh của ông không được rõ, chỉ biết vào năm Bính Ngọ 1846 ông đỗ Cử nhân, được bổ làm quan ở Gia Định, từng trải qua cuộc kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp trong suốt các năm 1859 – 1862.

Năm Bính Dần (1866) ông chuyển sang làm Án sát tỉnh An Giang. Vì thế dân chúng vùng miền này quen gọi ông là “Cụ Án Doanh điền”. Ngày 28 tháng 3 năm Đinh Mão (1867), không muốn hài cốt thầy Võ Trường Toản nằm lại trong vùng Pháp chiếm (Gia Định), Phạm Viết Chánh cùng với một số sĩ phu ở Gia Định, trong đó có Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông, Trương Gia Hội… đã cải táng thầy về làng Bảo Thạnh, nay thuộc xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Nhưng cũng năm này, vào ngày 20 tháng 6, quân Pháp tiến chiếm Vĩnh Long. Hôm sau, ngày 21 rạng 22 tháng 6 (tức đêm 20 rạng 21 tháng 5 năm Đinh Mão) Pháp đưa tàu chiến đến Châu Đốc, bắt buộc ông, Tuần phủ Nguyễn Xuân Ý và Bố chính Nguyễn Hữu Cơ phải nạp thành trì… Để mất tỉnh An Giang, vào ngày 25 tháng 3 năm Mậu Thìn (17 tháng 4 năm 1868) cả ba ông đều bị triều đình “ghép vào luật đánh một trăm roi, đày đi xa ba nghìn dặm”. Nhưng bản án dành cho Phạm Viết Chánh không thi hành được, vì lúc bấy giờ ông đang lâm bệnh nặng, nên được ở lại quê nhà để điều trị và ông đã xin ở ẩn luôn. Ngày 22 tháng Giêng năm Bính Tuất (tức 25 tháng 2 năm 1886), ông mất ở Mỹ Lồng (Bến Tre), thọ 62 tuổi.

Đây là đôi nét về một danh sĩ và con đường mang tên Ông. Hy vọng qua những thông tin này các bạn có thể hiểu hơn về những con đường và các nhân vật mà con đường được mang tên.

Quý khách cần thuê máy photocopy hãy liên hệ ngay với Quốc Kiệt thông qua số Hotline: 028 7308 0879 để được hỗ trợ tư vấn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Giờ mở cửa: 08:00 – 17:00
  • Trụ sở chính: 703/18, TL10, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Hồ Chí Minh 700000
  • Văn phòng: Lầu 1: 480d Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
  • Hotline: 091 859 98 33
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 091 390 09 51
  • Điện thoại: 028 7308 0879
  • Email: quockietcopier@gmail.com
  • Website: https://quockiet.vn

Bình luận

avatar
  Subscribe  
Notify of