Đường Nguyễn Thị Nhỏ là một đường thuộc Quận 5 đường có chiều dài khoảng 900m, lưu thông hai chiều kéo dài từ đường 3 Tháng 2 đến đường Lê Quang Sung. Đường Nguyễn Thị Nhỏ được giao cắt bởi một số đường như: đường Trần Quý, Hàn Hải Huyên, Nguyễn Chí Thanh, Tân Thành, Hồng Bàng, Trần Chánh Chiếu, Trang Tử.

Thời Pháp thuộc đường này nằm trên bờ kinh Bao Ngạn, mang tên Quai De Ceinture, luôn một tuyến từ bến (nay là đường) Lê Quang Sung đến ngã tư Bảy Hiền. Năm 1955 đổi tên đường Dương Công Trừng, nhưng trên thực tế toàn tuyến không còn liên tục nữa, vì thời cuộc đồng bào tụ cư về khu vực này đông, tự san lấp dòng kinh, san bằng đường để cất nhà trên đoạn từ đường 3 tháng 2 tới đường Lê Đại Hành, và từ nhà thờ Hàm đến ngã tư Bảy Hiền. Do đó hai đoạn đều mang tên Dương Công Trừng. Ngày 4-4-1985 đổi tên hai đoạn trên đây đều mang tên đường Nguyễn Thị Nhỏ và được sử dụng cho đến ngày nay.
TIỂU SỬ VỀ NGUYỄN THỊ NHỎ (1909-1946)
Bà còn có biệt danh là Sáu Nhỏ, sinh năm 1909 trong một gia đình tiểu thương tại làng Long Hồ – chợ Ngã Tư, nay là xã Long An, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Tháng 3 năm 1926, bà hưởng ứng và phong trào học sinh – sinh viên và quần chúng lao động khắp Nam Kỳ xuống đường để tang Phan Chu Trinh. Năm 1927, bà được kết nạp vào Chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ở Sa Đéc.
Đầu năm 1929, bà được cử đi học lớp huấn luyện chính trị do Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội Nam Kỳ tổ chức. Giữa năm 1929, bà cùng ông Nguyễn Văn Phát được điều lên công tác tại cơ quan Kỳ bộ đóng ở số nhà 14 đường Lacaze (Chợ Lớn, nay là đường Nguyễn Tri Phương). Cuối năm 1931, trong một chuyến công tác vào thành phố Sài Gòn, bà bị mật thám Pháp phục kích bắt được.
Ngày 16 tháng 5 năm 1933, thực dân Pháp đưa tàu Armand Rousseau với 33 lính áp tải, bí mật rời cảng Sài Gòn, đưa 89 tù nhân cộng sản đi đày Côn Đảo, trong đó có Nguyễn Thị Nhỏ. Giữa năm 1935, một đoàn đại biểu Mặt trận Bình dân Pháp đi thị sát các nhà tù ở Đông Dương. Tháng 7 năm 1935, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương buộc phải ra lệnh đặc xá Nguyễn Thị Nhỏ. Sau năm 1940, bà trở về sống tại quê nhà do sức khỏe quá suy yếu, bà đã vĩnh biệt chồng và 5 con thơ.
Đây là đôi nét về một nhà Cách Mạng và con đường mang tên Bà. Hy vọng qua những thông tin này các bạn có thể hiểu hơn về những con đường và các nhân vật mà con đường được mang tên.
Quý khách cần thuê máy photocopy hãy liên hệ ngay với Quốc Kiệt thông qua số Hotline: 028 7308 0879 để được hỗ trợ tư vấn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Giờ mở cửa: 08:00 – 17:00
- Trụ sở chính: 703/18, TL10, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Hồ Chí Minh 700000
- Văn phòng: Lầu 1: 480d Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
- Hotline: 091 859 98 33
- Hỗ trợ kỹ thuật: 091 390 09 51
- Điện thoại: 028 7308 0879
- Email: quockietcopier@gmail.com
- Website: https://quockiet.vn
Bình luận