Đường Lê Quý Đôn là một đường thuộc Quận 3 đường có chiều dài khoảng 879m, đường lưu thông hai chiều kéo dài từ đường Nguyễn Thị Minh Khai đến đường Võ Thị Sáu. Đường Lê Quý Đôn được giao cắt bởi một số đường như: đường Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu, Ngô Thời Nhiệm, Điện Biên Phủ, Tú Xương.

Thời Pháp thuộc đường chỉ có từ Nguyễn Thị Minh Khai đến đường Nguyễn Đình Chiểu, mang tên đường Palais. Ngày 24 – 3 – 1897 đổi tên là Barbet. Trong thời gian 1905 – 1906 đường được nối dài đến Võ Thị Sáu. Ngày 30 – 8 – 1926 có lệnh sửa chữ Barbet thành Barbé. Ngày 22 – 3 – 1955 đổi tên Lê Quý Đôn cho đến nay.

TIỂU SỬ VỀ LÊ QUÝ ĐÔN (1726-1784)
Ông sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ (2 tháng 8 năm 1726) tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam, nay là thôn Đồng Phú thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Thuở nhỏ, Lê Quý Đôn là người ham học, thông minh, có trí nhớ tốt, được người đương thời coi là “thần đồng”. Năm lên 5 tuổi, ông đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi. Năm 12 tuổi, ông đã học “khắp kinh, truyện, các sử, các sách của bách gia chư tử”.

Ông ở nhà dạy học và viết sách trong khoảng 10 năm (1743-1752). Sách Đại Việt thông sử (còn gọi là “Lê triều thông sử”) được ông làm trong giai đoạn này (Kỷ Tỵ, 1749), ông lại dự thi Hội, và lần này thì đỗ Hội nguyên. Vào thi Đình, ông đỗ luôn Bảng nhãn. Vì kỳ thi này không lấy đỗ Trạng nguyên nên kể như cả ba lần thi ông đều đỗ đầu.

Sau khi đỗ đại khoa, năm Quý Dậu (1753) Lê Quý Đôn được bổ làm Thị thư ở Viện Hàn lâm, rồi sung làm Toản tu quốc sử vào mùa xuân năm Giáp Tuất (1754). Năm Đinh Sửu (1757), ông được thăng làm Hàn lâm viện Thị giảng. Trong năm này ông viết Quần thư khảo biện.

Trong bối cảnh kiêu binh gây rối, triều chính rối ren, nhân dân đói khổ,… Lê Quý Đôn lâm bệnh nặng. Sau đó, ông xin về quê mẹ là làng Nguyễn Xá (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) để chữa trị, nhưng không khỏi. Ông mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (tức 11 tháng 6 năm 1784) lúc 58 tuổi.

Đây là đôi nét về Nhà Bac Học lớn của Việt Nam và con đường mang tên Ông. Hy vọng qua những thông tin này các bạn có thể hiểu hơn về những con đường và các nhân vật mà con đường được mang tên.

Quý khách cần thuê máy photocopy hãy liên hệ ngay với Quốc Kiệt thông qua số Hotline: 028 7308 0879 để được hỗ trợ tư vấn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Giờ mở cửa: 08:00 – 17:00
  • Trụ sở chính: 703/18, TL10, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Hồ Chí Minh 700000
  • Văn phòng: Lầu 1: 480d Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
  • Hotline: 091 859 98 33
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 091 390 09 51
  • Điện thoại: 028 7308 0879
  • Email: quockietcopier@gmail.com
  • Website: https://quockiet.vn

Bình luận

avatar
  Subscribe  
Notify of