Đường Đông Du là một đường thuộc Quận 1 đường có chiều dài khoảng 192m, đường lưu thông một chiều lộ giới 12m kéo dài từ đường Thi Sách đến đường Đồng Khởi. Đường Đông Du được giao cắt với đường Hai Bà Trưng.

Đây là một trong các đường xưa nhất của thành phố Sài Gòn cũ. Thời Pháp thuộc đường mang tên đường số 11. Ngày 2-6-1871, đặt tên là đường Tự Đức, ngày 24-2-1897, đổi lại là đường Amiral Dupré. Đến ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi lại là đường Thái Lập Thành. Ngày 14-8-1975, chính quyền Quân quản Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên là đường Đông Du. Nay vẫn dùng tên này.
TIỂU SỬ VỀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
Phong trào Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập nước nhà. Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu.
Năm 1903, Phan Bội Châu, một sĩ phu yêu nước người Nghệ An, bắt đầu đi vào Nam ra Bắc để liên hệ và để thành lập một tổ chức cách mạng. Đầu năm 1904, sau khi từ Nam Kỳ về, ngày 8 tháng 4 năm Giáp Thìn (1904), Phan Bội Châu cùng Kỳ Ngoại hầu Cường Để (cháu 5 đời của Hoàng tử Cảnh) và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm (còn có tên là Nguyễn Thành, Nguyễn Tiểu La) tại Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật có tên là Duy Tân hội.
Năm 1905 Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính, Tăng Bạt Hổ (một thành viên cũ của phong trào Cần vương, làm người dẫn đường) xuống tàu thủy tại Hải Phòng, theo đường biển bí mật sang Quảng Đông, Hồng Kông, Thượng Hải rồi đi tới Yokohama, Nhật Bản. Tháng 6 năm 1906, Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính mang một số sách “Việt Nam vong quốc sử” bí mật về nước. Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học Trường Quân sự Tokyo (Đông Kinh Chấn Võ Học Hiệu) cùng với Lương Ngọc Quyến. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật du học lên tới khoảng 200 người, hầu hết đều vào học tại trường Đông Á Đồng Văn thư viện – một trường của Nhật tại tô giới của Nhật ở Thượng Hải (Trung Quốc), sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là Cống hiến hội…
Tháng 3 năm 1908, phong trào “cự sưu khất thuế” tức phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam, rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh khác. Bị thực dân Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên trong phong trào Duy Tân và Duy Tân hội bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội. Sau khi cử cảnh sát đến trường Đông Á đồng văn thư viện để giải tán tất cả các học sinh người Việt, tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và Duy Tân hội đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội.
Đây là đôi nét về Phong Trào Đong Du. Hy vọng qua những thông tin này các bạn có thể hiểu hơn về những con đường và các nhân vật mà con đường được mang tên.
Quý khách cần thuê máy photocopy hãy liên hệ ngay với Quốc Kiệt thông qua số Hotline: 028 7308 0879 để được hỗ trợ tư vấn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Giờ mở cửa: 08:00 – 17:00
- Trụ sở chính: 703/18, TL10, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Hồ Chí Minh 700000
- Văn phòng: Lầu 1: 480d Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
- Hotline: 091 859 98 33
- Hỗ trợ kỹ thuật: 091 390 09 51
- Điện thoại: 028 7308 0879
- Email: quockietcopier@gmail.com
- Website: https://quockiet.vn
Bình luận