Đường Nguyễn Trãi là một đường thuộc Quận 5 đường có chiều dài khoảng 5.330m, lưu thông hai chiều kéo dài từ Công Trường Phù Đổng đến đường Nguyễn Thị Nhỏ. Đường Nguyễn Trãi được giao cắt bởi một số đường như: đường Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Biểu, Trần Bình Trọng, Lê Hồng Phong, Huỳnh Mẫn Đạt, Bùi Hữu Nghĩa, Trần Phú, An Bình, Nguyễn Tri Phương, Phước Hưng, Trần Xuân Hoà, Ngô Quyền, Đặng Thái Thân, Tản Đà, Phù Đổng Thiên Vương, Triệu Quang Phục, Nguyễn Án, Lương Nhữ Hộc, Châu Văn Liêm, Phùng Hưng, Đỗ Ngọc Thạnh, Dương Tử Giang, Học Lạc, Phú Hữu, các ngã ba Phú Giáo, Xóm Vôi.

Thời Pháp thuộc đây là hai đường khác nhau. Từ ngã 6 đến đường Nguyễn Văn Cừ lúc đầu gọi là Route Haute, sau đổi là Frere Louis từ ngày 22-6-1922. Ngày 22-3-1955 đổi là thành đường Võ Tánh. Đoạn cuối lúc đầu gọi là đường Cây Mai khúc từ Ngô Quyền đến Nguyễn Thị Nhỏ, đến ngày 28-11-1952 đổi là đường Hartmann. Khúc giữa từ Nguyễn Văn Cừ đến Ngô Quyền được làm vào thập niên 1910 được đặt tên đường Marechal Joffre, đến ngày 30-1-1950, nhập hai đường HartmannMarechal Joffre thành một đường đặt tên Quang Trung. Ngày 22-3-1955 đổi đường Frere Louis thành đường Võ Tánh, đường Quang Trung thành đường Nguyễn Trãi. Ngày 14-8-1975 nhập đường Võ Tánh vào đường Nguyễn Trãi thành một đường.

TIỂU SỬ VỀ NGUYỄN TRÃI (1380-1422)
Nguyễn Trãi quê làng Nhị Khê, huyện Thượng Phú, tỉnh Hà Đông (nay là thôn Nhị Khê, xã Quốc Tuấn, huyện Thượng Phúc, thuộc tỉnh Hà Tây). Năm Canh thìn 1400 ông đỗ Thái học sinh, đời nhà Hồ, lúc 20 tuổi. Làm Ngự sử đài chánh chưởng. Năm Mâu tuất 1418 ông cùng Trần Nguyên Hãn trốn vào Lam Sơn, tham dự cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo.

Năm Đinh Tị 1427 ông được liệt vào hàng Đại phu, coi sóc các việc chính trị và gồm coi việc ở Viện Khu mật. Năm sau (Mậu thân 1428) Lê Lợi lên ngôi, phong ông tước Quan Phục Hầu và cho theo họ vua, nên cũng gọi là Lê Trãi. Đến khi Lê Thái Tổ mất, ông bị bọn gian thần dèm pha nên phải cáo quan, ẩn dật ở Côn Sơn, thuộc Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Năm Giáp dần 1434, Lê Thái Tông lại triệu ông ra, tỏ vẻ tin dùng, ông đành trở lại triều lo việc chính trị, văn hoá. Nhưng không bao lâu, Lê Thái Tông đi duyệt binh ở Hải Dương, ngụ nơi Vườn Vải (Lệ Chi Viên) của ông, rồi đột ngột bịnh mất tại đấy. Ông bị triều đình nghi oan là đã khiến nàng hầu Nguyễn Thị Lộ giết vua, bắt ông giam vào ngục. Năm Mậu tuất, ngày 16-8 âm lịch (19-9-1442) ông bị giết với cả ba họ, thọ 62 tuổi.

Đây là đôi nét về một danh sĩ, nhà chiến lược và con đường mang tên Ông. Hy vọng qua những thông tin này các bạn có thể hiểu hơn về những con đường và các nhân vật mà con đường được mang tên.

Quý khách cần thuê máy photocopy hãy liên hệ ngay với Quốc Kiệt thông qua số Hotline: 028 7308 0879 để được hỗ trợ tư vấn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Giờ mở cửa: 08:00 – 17:00
  • Trụ sở chính: 703/18, TL10, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Hồ Chí Minh 700000
  • Văn phòng: Lầu 1: 480d Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
  • Hotline: 091 859 98 33
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 091 390 09 51
  • Điện thoại: 028 7308 0879
  • Email: quockietcopier@gmail.com
  • Website: https://quockiet.vn

Bình luận

avatar
  Subscribe  
Notify of