Đường Trương Định là một đường thuộc Quận 1 đường có chiều dài khoảng 2320m, đường lưu thông một chiều kéo dài từ đường Lê Lai đến đường Rạch Bùng Binh. Đường Trương Định được giao cắt bởi một số đường như: đường Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Nguyễn Du, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Diệu, Nguyễn Đình Chiểu, Ngô Thời Nhiệm, Điện Biên Phủ, Tú Xương, Võ Thị Sáu, Lý Chính Thắng, Kỳ Đồng.

Thời Pháp thuộc nó là hai đường khác nhau. Đoạn từ Lê Lai đến đường Nguyễn Du lúc đầu cùng với đường Calmette mang tên Bourdais. Đoạn sau từ đường Nguyễn Thị Minh Khái đến đường Kỳ Đồng là đường Jarégnère. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi đoạn đầu thành đường Trương Công Định, đoạn thứ hai là đường Đoàn Thị Điểm. Ngày 14-8-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời nhập 2 đường làm một, kể cả đoạn qua Công viên Văn hóa Tao Đàn, đặt tên đường là Trương Định và được sử dụng cho đến ngày nay.
TIỂU SỬ VỀ TRƯƠNG ĐỊNH (1820-1864)
Trương Định còn có tên là Trương Công Định. Ông sinh năm 1820 tại làng Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định sống ở quê hương Quảng Ngãi, mãi đến năm 24 tuổi mới theo cha là Trương Cầm, người giữa chức Chưởng lý Thủy sư vào Gia Định. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khai hoang của triều đình, Trương Định đứng ra chiêu mộ khoảng 500 dân nghèo khai hoang lập ấp. Với công lao ấy, ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm Lục phẩm, nên người đương thời thường gọi ông là Quản Định.
Năm 1859, khi Pháp đưa quân chiếm thành Gia Định, Trương Định đem nghĩa binh lên đóng ở Thuận Kiều để ngăn chặn. Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem quân phối hợp với binh của tướng Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa. Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế ký kết hòa ước với Pháp. Tháng 2 năm 1863, địch tổng công kích đại bản doanh Trương Định ở Gò Công. Ngày 20/8/1864, tên Việt gian đầu hàng Pháp là Huỳnh Công Tấn (Đội Tấn) bí mật đưa quân địch vào vây bắt ông ở Tân Phước, ông bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, ông đã rút gươm tự sát.
Đây là đôi nét về một võ quan triều Nguyễn và con đường mang tên Ông. Hy vọng qua những thông tin này các bạn có thể hiểu hơn về những con đường và các nhân vật mà con đường được mang tên.
Quý khách cần thuê máy photocopy hãy liên hệ ngay với Quốc Kiệt thông qua số Hotline: 028 7308 0879 để được hỗ trợ tư vấn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Giờ mở cửa: 08:00 – 17:00
- Trụ sở chính: 703/18, TL10, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Hồ Chí Minh 700000
- Văn phòng: Lầu 1: 480d Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
- Hotline: 091 859 98 33
- Hỗ trợ kỹ thuật: 091 390 09 51
- Điện thoại: 028 7308 0879
- Email: quockietcopier@gmail.com
- Website: https://quockiet.vn
Bình luận